Chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại địa chỉ 73 Mai Thị Lựu, Phường Đa-Kao, Quận 1, TpHCM, là công trình kiến trúc tâm linh với nhiều tượng thờ, tranh thờ, bao lam, liễn đối bằng gỗ có giá trị nghệ thuật đặc sắc hàng đầu Việt Nam.Và đây là ngôi chùa được Tổng thống Obama chọn là địa điểm ghé thăm khi đến Việt Nam vào chiều ngày 24/05/2016.
Chùa Ngọc Hoàng 1 buổi trưa chủ nhật vắng lặng
Lịch sử chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Ngọc Hoàng Điện, tên chữ là Phước Hải Tự. Chùa Ngọc Hoàng có diện tích 2.300 m2, ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào đầu thế kỷ 20.
Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”.
Chùa Ngọc Hoàng – Chùa cầu con nổi tiếng ở Sài Gòn
Lối vào chùa luôn tấp nập những vị sư và tín đồ chiêm bái trong sân chùa, ngay giữa sân chùa có 1 hồ cá nhỏ được nuôi các loài cá như cá lóc, cá tai tượng, cá trê,… Có những con cá trê màu trắng to lớn gần bằng bắp đùi nhìn rất đã.
Hồ nuôi cá ngay giữa khuông viên của chùa
Video quan cảnh khuông viên chùa Ngọc Hoàng
Ở bên tay phải sát cửa vào đền Ngọc Hoàng có 1 hồ nuôi rùa, trong hồ có rất nhiều rùa, trong hồ có chổ cho rùa lên nằm phơi nắng, có những con rùa trên lung được phủ 1 lớp rêu xanh rất độc đáo. Trong hồ này cũng có vài con baba và cá tai tượng.
Những con rùa được người dân phóng sanh tại chùa
Bên trong chùa Ngọc Hoàng gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Tại khu chánh điện có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đức Phật cùng các vị chư thần.
Lối vào chính điện
Chùa Ngọc Hoàng có kết cấu với nhiều gian nhỏ, bạn có thể tuần tự thăm bái. Khi bước vào chính điện bạn sẽ tận mắt chiêm ngắm tượng Ngọc Hoàng – người trụ trì Thiên Đàng theo tín ngưỡng Đạo giáo – bằng gỗ được điêu khắc công phu. Ngay phía trên tượng là hàng bao lam chạm khắc tinh tế không kém.
Người dân vái lại tại điện Ngọc Hoàng
Thập Điện Diêm Vương là một trong những gian thờ được nhiều du khách quan tâm nhất tại chùa. Điểm đặc sắc của gian này là 10 bức tranh chạm gỗ công phu miêu tả quan cảnh 10 cửa ngục chờ đón con người tại Âm Phủ. Tuy nhiên, với người dân địa phương, gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ là nơi được nhiều người đến cúng viếng cầu con.
Thập Điện Diêm Vương
Gian thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ. Ảnh: Giadinhvatreem
Ngôi chùa còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ. Người dân đến đây cầu “mẹ tròn con vuông” khi có người thân đang mang thai. Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc là tâm nguyện của nhiều người khi đến đây cầu nguyện.
Du khách kéo đến chùa Ngọc Hoàng vía Thần Tài rất đông. Ảnh: Vnexpress
Đặt biệt vào ngày 9 và 10 tháng giêng, chùa Ngọc Hoàng lại càng nhộn nhịp hơn khi hàng nghìn người dân đến chùa để vía Ngọc Hoàng và vía Thần tài. Từ sáng đến tối ngôi chùa thu hút nhiều người dân đến viếng, cầu tài lộc. Tình trạng kẹt xe cũng diễn ra tại đường Mai Thị Lựu, xe cộ qua lại khó khăn vì dòng người đổ về chùa đông đúc.
Tổng thông Mỹ Barack Obama tại chùa Ngọc Hoàng ngày 24/05/2016. Ảnh: Zing
Và đây cũng là ngôi chùa được Tổng thống Mỹ Barack Obama chọn làm điểm đến tại TpHCM, chiều ngày 24/05/2016 vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất thì ông cùng đoàn đã ghé thăm ngôi chùa hơn 100 tuổi này.
Lối lên Điện Quan Âm
Điện Quan Âm
Mái ngói màu xanh ngọc bích theo kiến trúc Trung Hoa
Đứng từ trên Điện Quan ÂM nhìn xuống
Trong khuông viên chùa được nuôi rất nhiều bồ câu
Một gốc cây cổ thụ lớn trong chùa
Tán cây khá đồ sộ, làm bóng mát cho cả 1 khu vực rộng lớn
Chổ gửi xe máy, vừa gạt chân chống xe là bị thu phí 5 nghìn tiền gửi xe
Thời gian mở cửa ở chùa Ngọc Hoàng
Cổng chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải)
Chùa Ngọc Hoàng, chùa nổi tiếng về việc cầu con. Vì vậy, gian thờ Kim Hoa thánh mẫu coi sóc việc sinh nở ở trần gian và tượng 12 bà mụ đặt bên dưới để cầu con lúc nào cũng tấp nập người vào cầu nguyện. Những ai bị hiếm muộn, đều đến gian thờ Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ khấn vái, làm lễ cầu con. Tiếng lành đồn xa nên không chỉ có người Sài Gòn mà du khách thập phương xa xôi như miền Bắc cũng tìm đến đây cầu tự.