Khám phá cung điện Gyeongbokgung

Categories Du lịch Hàn Quốc, Điểm đếnPosted on
kham-pha-cung-dien-gyeongbokgung

Ngày nay, Hàn Quốc là điểm du lịch Châu Á được yêu thích nhất với nhiều bạn trẻ do ảnh hưởng từ nền công nghiệp giải trí, điện ảnh và đất nước Hàn Quốc được biết đến với rất nhiều cảnh đẹp và nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Một phần chi phí du lịch Hàn Quốc cũng không quá cao so với thu nhập của các bạn trẻ hiện nay, giao động trong khoản từ 9 đến 15 triệu (tiết kiệm 3 tháng lương là có thể thỏa niềm đam mê nhé ^^). Ngày hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn 1 địa điểm du lịch nổi tiếng ở thủ đô Hàn Quốc, đó là Gyeongbokgung – Cung điện nổi tiếng nhất Seoul.

toàn cảnh cung điện gyeongbokgung - hàn quốc

Toàn cảnh cung điện Gyeongbokgung – Hàn Quốc

Cung điện Gyeongbokgung – Cung Cảnh Phúc

Gyeongbokgung hay còn gọi Cung Cảnh Phúc là một hoàng cung được xây dựng ở phía bắc Seoul vào năm 1395, đây là cung điện chính và lớn nhất trong năm cung điện của triều đại Triều Tiên. Cung điện Gyeongbokgung bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh ở thế kỹ 20. Mãi đến năm 1990 cung điện mới bắt đầu sửa chữa và khôi phục dần cho đến ngày nay. Và đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến Seoul.

qảng hòa môn nhìn từ đại lộ sejong

Quảng Hòa Môn nhìn từ đại lộ Sejong

Kinh nghiệm xin visa du lịch Hàn Quốc tự túc

Lịch sử cung điện Gyeongbokgung

Cung điện Gyeongbokgung được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395 dưới thời Triều Tiên Thái Tổ. Khai quốc công thần Trịnh Đạo Truyền được vinh dự đặt tên và chọn “Cảnh Phúc”. Dưới hai triều kế tiếp Thái Tông và Thế Tông cung điện Cảnh Phúc càng được phát triển và nới rộng. Tới năm 1553 cung bị hỏa hoạn cháy mất một phần nhưng sau đó được vua Minh Tông cho tu sửa.

Từ năm 1395 đến 1910, Gyeongbokgung trở này nơi hoạt động triều chính của các triều đại trong suốt lịch sử của vương triều Joseon, trong suốt thời gian tồn tại của mình, cung điện Gyeongbokgung đã nhiều lần bị phá hủy nặng nề bởi chiến tranh.

Phải đến năm 1990 cung điện Gyeongbokgung mới được sửa chữa và khôi phục lại các tòa nhà đã bị phá hủy trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Và hiện nay Gyeongbokgung đã trở thành điểm tham quan không thể thiếu trong các tour du lịch Hàn Quốc khởi hành tại Việt Nam.

Cung điện Gyeongbokgung nằm ở đâu?

Tọa lạc ở phía bắc thủ đô Seoul – Hàn Quốc (161 Sajik-ro, Jongno-gu, Seoul), diện tích rộng 410.000m2. Ở thời kỳ hưng thịnh nhất, cung điện Gyeongbokgung có 330 dinh thự và 5.792 phòng.

ảnh chụp cung điện gyeongbokgung từ trực thăng

Ảnh chụp cung điện Gyeongbokgung từ trực thăng

Sau khi đến ga Gyeongbokgung bạn đi bộ dọc theo Quảng trường Gwanghwamun khoản 15 phút là đến.

Giá vé vào cổng là 3.000 KRW/người đã bao gồm vé bào tham quan bảo tàng Dân gian.

Cung điện Gyeongbokgung đóng cửa vào ngày thứ 3 hàng tuần nhé.

Khám phá Cung điện Gyeongbokgung

Cung điện Gyeongbokgung bao gồm các khu hoạt động triều chính, khu vực sinh hoạt và khu nghỉ ngơi của các vua và hoàng hậu như Quảng Hòa Môn, Điện Cần Chính, Khánh Hội Lâu, Khang Ninh Điện, Giao Thái Điện,…

Quảng Hòa Môn – Gwanghwamun

cổng chính quảng hòa

Cổng chính Quảng Hòa

Quảng Hòa Môn (cổng Quảng Hòa) đây là cổng chính nằm ở phía nam của cung điện Gyeonbokgung. Công Quảng Hòa được thiết kế khá đồ sộ với 2 tầng mái và 3 của vào tò vò, trong đó cửa lớn nhất nằm chính giữa là lối đi dành cho vua, cửa 2 bên dành cho các quan, đại thần. Trên mái thứ 2 có 1 quả chuông dùng để thông báo thời gian trong ngày. Phía ngoài cổng Quảng Hòa là Lục Bộ Lộ con đường địa diện cho 6 bộ trong cơ cấu chính quyền dưới thời Joseon, ngày nay được đổi tên thành đại lộ Sejong.

Cần Chính Điện – Geunjeongjeon

Cần Chính Điện là nơi vua tiến hành các hoạt động, nghi lễ của quốc gia, các sự kiện tiêu biểu như lễ kế vị, lên ngôi, lễ sắc phong thái tử, hay lễ đón rước hoàng hậu,…

cần chính điện - geunjeongjeon

Cần Chính Điện – Geunjeongjeon

Phía sân trước điện là những hàng cột đá ghi phẩm tước, đánh dấu vị trí của quan lại xưa khi đứng chầu ngoài sân. Những phiến đá vuông lát trên sân không đơn điệu, có bề mặt hơi gồ ghề, phản xạ lại ánh mặt trời mà không hề chói mắt.

cần chính điện - geunjeongjeon

Khánh Hội Lâu – Gyeonghoeru

Khánh Hội Lâu được xây trên một ao sen rất lớn, nơi đây có thể xem là không gian chính thức để vua tiếp đón sứ thần nước ngoài, hay mở yến tiệc khi quốc gia có đại sự, có việc mừng, hoặc là nơi vua ban thưởng cho các thành viên trong hoàng tộc.

khánh hội lâu - khu vực đẹp nhất trong gyeongbokgung

Khánh Hội Lâu – Khu vực đẹp nhất trong Gyeongbokgung

khánh hội lâu là nơi giải trí tiệc tùng của vua

Khánh Hội Lâu là nơi giải trí tiệc tùng của vua

Du lịch Hàn Quốc mùa nào đẹp nhất?

Tầng 1 của lầu Khánh Hội có dựng 48 cột đá cao là không gian bỏ trống, tầng 2 có phần hiên lầu, sử dụng làm nơi mở yến tiệc. Cấu trúc tại đây cao thấp khác nhau để cho các quan có thể phân ngôi, ngồi theo thứ bậc.

Khang Ninh Điện – Gangnyeongjeon

Khang Ninh Điện là một không gian riêng tư, nơi ngủ và sinh hoạt thường ngày của vua.

Khang Ninh Điện – Khu vực nghỉ ngơi sinh hoạt của vua

Điện Ninh Khang quay về hướng Nam, khu vực này có 14 gian ở mặt chính và 5 gian ở mặt bên. Tên gọi của điện cũng có ý nghĩa đặc biệt: Gangnyeongjeon (Khang Ninh điện) là một trong ngũ phúc, đó là “thọ”, “phú” , “khang ninh”, “du hảo đức” , “khảo chung mệnh”, ý nghĩa là sống lâu, có được nhiều của cải mà không cần phải tham đồ của người khác, có sức khỏe, biết trọng cái đức cảm thông với người khác và cuối cùng, khi qua đời có thể ra đi một cách thanh thản. Trong số đó thì sức khỏe là quan trọng nhất và Gangnyeong (Khang Ninh) chính là nói đến sức khỏe của vua, người ta đặt tên điện với ý nghĩa cầu mong cho vua khỏe mạnh.

Giao Thái Điện – Gyotaejeon

giao thái điện - gyeongbokgung

Giao Thái Điện – Gyeongbokgung

Giao Thái Điện là nơi nghỉ ngơi của hoàn hậu ý nghĩa của tên Gyotaejeon (Giao Thái Điện) là chỉ vào mong muốn có được sự điều hòa âm dương, sinh đẻ thuận lợi.

giao thái điện - gyeongbokgung.

giao thái điện - gyeongbokgung.

Khu vườn nhỏ rất đẹp ở sau Giao Thái Điện

Điểm nhấn của Giao Thái Điện là khu vườn thượng uyển ở phía sau, khu vườn này có tên là núi Amisan, được hình thành trên một gò đất nhân tạo, được trồng nhiều loại hoa cỏ cùng những khối đá điêu khắc tạo nên một phong cảnh hữu tình, tuyệt đẹp. Đặc biệt, tại đây có 4 cột ống khói 6 cạnh được chỉ định là bảo vật quốc gia số 811 của Hàn Quốc.

Kiền Thanh Cung – Geoncheonggung

kiền thanh cung – geoncheonggung

Cung Kiền Thanh nằm ở vị trí sâu nhất, bên trong cùng của cung Gyeongbok. Đây là nơi ở và nghỉ ngơi thư giãn của vua và hoàng hậu. Tại cung Kiền Thanh đã xảy ra thảm kịch hoàng hậu Minh Thành bị sát hại ngày 08/10/1895.

Bảo tàng Cố cung Quốc gia

Bảo tàng Cố cung Quốc gia là khu vực lưu trữ và tôn vinh văn hóa dưới triều Joseon. Bảo tàng được chia làm 5 khu vực chinhs: các bản ghi và biểu ngữ hoàng cung; các hoạt động tôn giáo; kiến trúc hoàng cung; khoa học thời Joseon; cuộc sống hoàng cung.

bảo tàng cố cung quốc gia

Bảo tàng Cố cung Quốc gia đóng của vào thứ 2 hàng tuần

Bảo tàng Dân gian

Bảo tàng Dân gian Quốc gia được xây dựng vào năm 1945, đây là khu vực bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hàn Quốc từ xưa đến nay.

bảo tàng dân gian

Với hơn 400 hiện vật lịch sử, đây cũng là địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm cung điện Gyeongbokgung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: