Chùa Bửu Long được biết đến là một ngôi chùa đặc biệt khác hẳn với những ngôi chùa khác ở Việt Nam, với kiến trúc độc đáo của xứ sở chùa vàng, khiến chùa Bửu Long trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại TP.HCM.
Đại Bảo Tháp Gotama Cetiya được xây dựng từ năm 2007
Khám phá chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long tọa lạc tại địa chỉ số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 11 ha, với nhiều cây xanh bóng mát nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai. Hãy cùng NOITOISEDEN.com viếng thăm ngôi chùa lộng lẫy này nhé.
Những công trình nổi bật tại chùa Bửu Long
Quang cảnh chùa Bửu Long
Đường đến chùa Bửu Long
Có 3 cách đi đến chùa Bửu Long, bạn ở gần địa điểm nào thì chọn đường đó đi cho nhanh nhé.
– Trung tâm thành phố, quận 1, quận 2 bạn có thể đi đường Mai Chí Thọ, sau đó rẻ phải vào đường Nguyễn Thị Định, đi 1 đoạn qua 1 cây cầu nhỏ gặp ngã 3 bạn rẻ trái vào đường Nguyễn Duy Trinh, đi thẳng Nguyễn Duy Trinh 1 đoạn dài bạn sẽ gặp đường Nguyễn Xiển, tới đây bạn cứ chạy đến địa chỉ 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình là tới, đi đường này chùa Bửu Long sẽ nằm bên tay trái.
– Ở ngã tư Thủ Đức bạn có thể chạy đường Lê Văn Việt, đi khoảng 1 đoạn cở 4-5km là gặp ngã ba Mỹ Thành, các bạn rẻ phải vào đường Nguyễn Văn Tăng, đi khoảng 2km là gặp đường Nguyễn Xiển, bạn đi thẳng là tới chùa.
– Lần trước mình ở Suối Tiên, chạy thẳng xa lộ Hà Nội theo hướng về Đồng Nai, tới đường Vành đai, kế bên cây xăng Hiệp Phú 2, rẻ phải vào chạy khoảng 1,5km là tới đường Nguyễn Xiển, đoạn đường Vành đai khá vắng vẻ, thẳng tắp chạy rất thích, tới Nguyễn Xiển bạn rẻ phải đi 1 đoạn là tới chùa Bửu Long.
Đường Vành đai kế bên cây xăng Hiệp Phú 2
Vẻ đẹp chùa Bửu Long
Kiến trúc chùa Bửu Long được xây dựng theo văn hóa Phật giáo cổ đại và được trùng tu tôn tạo liên tục cho đến ngày nay, trong chùa gồm có chánh điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất của chư Tăng, Ni xá, Ni viện và am thất của Tu nữ, tịnh nhân.
Cổng vào tòa chính điện
Bên trong tòa chính điện chùa Bửu Long
Một điểm nhấn nổi bật ở chùa Bửu Long có lẽ là hồ bán nguyệt ở tiền sảnh với đài phun nước giữa hồ. Nước trong hồ trong veo, đài phun nước phun liên tục tạo cảm giác mát mẻ dễ chiệu cho khách viếng thăm.
Xem thêm: Chùa Ngọc Hoàng – Chùa cầu con nổi tiếng
Hồ bán nguyệt ở trước tòa Đại Bảo Tháp chùa Bửu Long
Chùa Bửu Long thu hút du khách bởi Đại Bảo Tháp Gotama Cetiya, Đại bảo tháp này được xây dựng vào năm 2007 để tôn thờ Xá lợi Phật và chư đại Thánh Tăng, Gotama Cetiya có diện tích rộng khoảng 2000m vuông, cao khoảng 70m với kiến trúc cổ kính của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại ở vùng Đông Nam Á như Thái Lan và Ấn Độ.
Mình đến đây đúng giờ trưa nên Bảo tháp Gotama Cetiya vẫn chưa mở cửa
Vào đúng giữa trưa những trên bảo tháp có những chổ rất mát, gió thổi vi vu, cùng với những âm thanh của chuông gió tạo nên một không gian rất bình yên
Hai bên hồ bán nguyệt trước tòa Đại bảo tháp là tháp chuông và tháp trống
Để lên tham quan tòa lâu đài vàng này du khách phải bỏ giày dép ở dưới các bật tam cấp, chùa rất sạch sẽ, thoáng mát, trên những đỉnh tháp vàng có những chiếc chuông gió kêu leng keng tạo cảm giác như đang ở chốn bồng lai, thanh tịnh.
Giữa lối vào Bảo tháp Gotama Cetiya là một cánh cửa lớn màu vàng đồng với những biểu tượng, hoa văn Phật giáo được chạm trổ tinh xảo, ở trên là tượng Phật vàng
Bên trong tầng 1 Đại bảo tháp Gotama Cetiya
Bên trong Đại bảo tháp Gotama Cetiya tráng lệ với 4 cột trụ lơn và nhiều cột trụ nhỏ, bọc xung quanh các trụ là cẩm thạch tạo thành 1 không gian uy nghi sang trọng.
Bên trong tầng 2 Đại bảo tháp Gotama Cetiya
Bên trong tầng 3 Đại bảo tháp Gotama Cetiya
Bên trong tầng 4 Đại bảo tháp Gotama Cetiya
Tháp xá Lợi trưng thờ Xá Lợi Đức Phật và Chư Thánh tăng Arahán bên trong đỉnh tháp Gotama Cetiya
Đứng trên tầng 3 Bảo tháp nhìn về hướng sông Đồng Nai
Bảo tháp Gotama Cetiya nằm trên một khu đồi, hướng ra sông Đồng Nai, đứng từ trên đây nhìn xuông toàn cảnh mặt tiền khuôn viên chùa Bửu Long.
Ngọn tháp Gotama Cetiya được dát đồng thau vàng óng, trên ngọn tháp có những cái chuông gió ngân vang leng keng
Bảo tháp nguy nga nhìn từ phía sau
Phía sau lưng chùa Bửu Long có thờ một cây Bồ đề lớn, cây Bồ Đề trồng tại chùa Bửu Long do Ngài Đại Trưởng Lão Narada thỉnh từ Srilanka (Tích Lan) đến dân Ngài Sơ Tổ Hộ Tông vào năm 1960. Ngài Sơ Tổ Hộ Tông diên tịch vào ngày 25-08-1981, hài cốt của Ngài được tôn thờ tại ngôi tháp sau cây Đại Bồ đề chùa Bửu Long.
Cây Đại Bồ đề phía sau chùa Bửu Long
Lúc mình đến may mắn gặp được 1 sư thầy đang giới thiệu về sự tích cây Đại Bồ đề cho một nhóm người lớn tuổi đến viếng thăm chùa Bửu Long
Xung quanh cây Đại Bồ đề là những bức phù điêu miêu tả lại cảnh Đức Phật truyền đạo và cảm hóa thế gian
Tòa tháp nhỏ phía sau cây Đại Bồ đề (trưa nắng quá chụp không thấy gì hết trơn ^^)
Ngoài ra, trong chùa Bửu Long còn nhiều công trình thờ
Cỏi Bình Yên
Các tiểu cảnh núi đá xung quanh chùa Bửu Long, các núi đá này bên trong thờ Đức Phật, có các bậc tam cấp để leo lên đỉnh.
Bên trong các tiểu cảnh núi đá chùa Bửu Long
Chòi lục giác trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long.
Chùa Bửu Long tọa lạc trên một ngọn đồi nên nơi đây không khí rất mát mẻ, khuôn viên chùa rộng rãi với nhiều cây xanh rợp mát làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh như đang ở cnahr bồng lai. Đứng trên tầng cao nhất của Đại Bảo Tháp Gotama Cetiya, du khách chỉ còn lắng nghe được tiếng gió và khoảng trời bình yên quanh mình. Đây là nơi tuyệt vời để gột rửa tâm hồn bạn sau bao bộn bề cuộc sống.